Mối là gì? Tổ mối hình thành như thế nào.
1. Giới thiệu
Mối, ong, kiến được xếp vào nhóm côn trùng “xã hội”. Khác với nhiều loại côn trùng đơn sinh, mỗi tổ mối là một đơn vị sống hoặc được coi là một xã hội riêng biệt. Trong mỗi tổ mối có từ vài trăm đến hàng chục triệu con. Ở nước ta dám định được 80 loài. Giữa các loài chỉ khác nhau về hình thái, về số lượng cá thể, về cấu trúc tổ. Song đều giống nhau là chúng sống quần thể. Mỗi quần thể đều có sự phân công theo chức năng. Ví dụ loài mối nhà, tổ mối trưởng thành có trên 10 triệu cá thể.
2. Các thành phần trong tổ mối
Trong tổ mối trưởng thành bao gồm các thành phần: mối vua, mối chúa, mối cánh, mối lính, mối thợ
2.1. Mối vua, mối chúa
Mối chúa có trọng lượng lớn hơn 300 lần trọng lượng mối lao động. Chúng đảm nhiệm chức năng sinh sản chính trong tổ. Nếu diệt mối mà chưa diệt được cỗ máy đẻ này là chưa trừ tận gốc. Mối chúa và mối vua thường không ra khỏi tổ, trừ trường hợp ngập úng. Chúng có thể rời tổ chính đến tổ phụ an toàn hơn song thường không ở ngay vị trí đang gây hại.
2.2. Mối cánh
Trong tổ mối trưởng thành, bao giờ cũng có thành phần mói cánh. Mối cánh là do mối non trải qua một số lần lột xác mà thành. Chúng cũng đi kiếm ăn như mối lao động đến mùa đông thì mọc cánh và bụng to hơn mối lao động. Hàng năm vào cuối mùa xuân, khi áp suất không khí thích hợp, nhất là vào trước cơn mưa dông hoặc lúc hoàng hôn. Thời điểm này giảm bớt các thiên địch như chim, cóc… Chúng bay ra khỏi tổ và hướng tới nơi có ánh sáng đèn. Sau 10-15 phút bay, thì rụng cánh, một con đực tìm một con cái, cắn đuôi, con cái dẫn đi tìm nơi cư trú. Nếu thoát được các thiên địch và tìm được địa điểm thích hợp chúng sẽ tạo tổ mối mới.
2.3. Mối lính
Mối lính có bộ phận đầu và hai hàm răng phát triển. Đầu có màu nâu hồng, có hạch độc, mỗi khi chiến đấu tiết ra chất sữa màu trắng có tính acid. Chức năng của mối lính là canh phòng, báo động, trinh sát hộ vệ mối lao động đi kiếm ăn. Khi gặp biến động bất thường như có tiếng động mạnh, thay đổi ánh sáng, mùi là… Mối lính báo động cho quần thể. Một con báo động, nhứng con khác truyền tiếp tạo ra tiếng rào rào. Tai ta có thể nghe được. Lợi dụng đặc điểm này để ta phát hiện mối đang hoạt động.
2.4. Mối thợ
Mối thợ hay còn gọi là mối lao động. Cũng như từ mối non trải qua 5-7 lần lột xác mà thành. Mối thợ có màu trắng sữa đồng đều từ chân đến bụng.
Chúng là thành phần quan trọng trong tổ mối, chiếm tới 80% tổng số cá thể. Đảm nhiệm rất nhiều chức năng của tổ mối như: kiếm thức ăn, xây dựng tổ mối chúa, mối non, mối lính bằng thức ăn đã chế biến qua đường ruột. Do các đặc trên, đặc biệt là đặc điểm giao lưu từ trong tổ với bên ngoài nên tận dụng để tiêu diệt hệ thống tổ mối một cách gián tiếp như đầu độc hoặc gây bệnh lây nhiễm. Trong tổ mối luôn có mối non, mối hậu thay thế mối chúa trong trường hợp mối vua, mối chúa bị chết.
3. Tổ mối
Các loài mối khác nhau thì cấu tạo tổ khác nhau. Về phương diện chống mối chúng ta cần quan tâm đến vị trí tổ mối có thể chia làm 2 dạng.
3.1. Tổ mối chỉ ở trong gỗ
Ở nước ta, loài mối thường gặp là loài “mối gỗ khô”. Tổ mối chỉ là các hang rỗng, chúng đục dích dắc trong gỗ, chúng ở đâu thường đùn một phần phân ra bên ngoài, rơi xuống như đống cát nhỏ xíu. Căn cứ đặc điểm này có thể phát hiện ra chúng. Tuy chúng ở trong gỗ song cũng đục vào sách vở, quần áo nơi kế cận tổ. Loài này mỗi tổ khoảng ba bốn trăm con. Chỉ cần phát hiện và dùng xilanh tiêm thuốc BQG-1 trực tiếp vào tổ là tiêu diệt được.
3.2. Tổ mối có liên hệ đến đất và nước
Tất cả các loài mối khác khi kiến trúc xây dựng tổ đều có nhu cầu đất hoặc nước ở ngoài tổ. Phần lớn mối có 1 tổ chính và nhiều tổ phụ để dung nạp số lượng cá thể lớn. Tổ chính có mối vua, mối chúa. Tổ mối ở sâu trong đất từ 1-2m.
Đối với đê đập, độ rỗng của tổ mối có ảnh hưởng lớn đến độ bền vững của công trình nên cần thiết phải phát hiện tổ mối để xử lý.
4. Thức ăn của mối
Nguồn thức ăn của mối của mối chủ yếu là các sản phẩm xenlulose. Vì vậy đối tượng bị mối gây hại rất đa dạng.
4.1. Thực vật sống
Nhiều loài mối lấy thức ăn từ cây sống. Đặc biệt vào mùa khô hạn. Cây sống còn cung cấp nước cho chúng, dặc biệt là cây non như bạch đàn, chè, sắn, mía…
4.2. Thực vật khô
Ruột của mối nhà tiêu hóa được chất xơ nên ngoài gỗ tre nứa.. những sản phẩm chế biến từ thực vật như giấy, vải đều bị chúng phá hoại. Trên đường tìm đến nguồn thức ăn, chúng đục qua nhiều loại vật liệu khác nhau. Đồng thời mang theo đất và độ ẩm làm nhiều thiết bị máy móc bị hư hỏng theo.
Các loài mối khác nhau thường ăn chất xơ của gỗ ở trạng thái khác nhau. Mối nhà thích ăn gỗ thông màu trắng, trám trắng… còn tốt nguyên. Một số loại mối đất lại ăn gỗ đã hơi bị mục. Với kỹ thuật nhử mối để tiêu diệt cần quan sát để chọn mồi nhử thích hợp và tác động thêm chất dinh dưỡng để dẫn dụ tốt hơn.
Văn phòng diệt mối tại Hà Nội: Phòng 1518 – Tòa nhà CT5/DN3 – Nguyễn Cơ Thạch – Mỹ Đình 2 – Nam Từ Liêm – Hà Nội – Liên hệ hotline: 0915.550.556
CÔNG TY TNHH DIỆT MỐI VÀ KHỬ TRÙNG NAM BẮC
Nhanh chóng – An toàn – Hiệu quả
Website: dietmoinambac.com